Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Quản trị web là gì


Quản trị website là công việc mà các công ty/ tổ chức/ cá nhân phải làm sau khi đơn vị thiết kế website hoàn thành việc xây dựng website. Công việc quản trị website bao gồm :

  • Xây dựng nội dung cho website: sau khi đơn vị thiết kế website bàn giao cho khách hàng, dữ liệu trên website thường là dữ liệu có tính chất demo, chứ không phải dữ liệu thật mà công ty/ tổ chức muốn truyền tải tới người xem. Vì vậy sau khi tiếp nhập website, người quản trị website phải xây dựng nội dung cho website: viết bài giới thiệu công ty, cập nhật thông tin liên hệ, đưa thông tin về các sản phẩm/ dịch vụ/ tin tức của công ty lên website.
  • Thường xuyên cập nhật nội dung cho website: một website thường xuyên được cập nhật nội dung (thông tin, hình ảnh, tin tức,…) sẽ hấp dẫn người xem. Và được người xem đánh giá cao. Việc thường xuyên cập nhật nội dung cho website sẽ giúp website có nhiều người truy cập hơn. Từ đó, công ty/ tổ chức sẽ có thêm nhiều khách hàng/ đối tác từ website hơn.

  • Check lỗi website: sau một thời gian hoạt động, một số lỗi có thể phát sinh trên website như: hình ảnh bị mât, link bị lỗi, bị spam tin nhắn qua website,… Người quản trị phải thường xuyên check và sửa các lỗi này để người truy cập website không gặp lỗi. Một website có nhiều lỗi là website kém chất lượng. Khách hàng có thể tham khảo điều đó để quyết định có hợp tác với công ty/ tổ chức đó hay không.
  • Tối ưu website: có thể là tối ưu hình ảnh cho website chạy nhanh hơn. Hay tối ưu website, giúp tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo,… Việc tối ưu website mang lại nhiều lợi ích, giúp công ty/ tổ chức có thêm nhiều khách hàng hơn. Đồng thời nâng cao thương hiệu của công ty.


Quảng bá website: đây cũng là một công việc của quản trị website. Một website dù có tốt đến đâu, được chăm sóc kỹ đến đâu mà không có người truy cập. Thì website đó cũng không thể mang lại hiệu quả. Vì vậy, người quản trị website còn có công việc là quảng bá website để nhiều người biết tới. Có thể là: quảng bá website trên diễn đàn/ site rao vặt, quảng bá website qua nick yahoo, quảng bá website qua email,…

SEO là gì


Giới thiệu SEO
Học làm SEO cơ bản và nâng cao là gì? Bạn có thể hiểu SEO là chữ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.

Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng. Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong trang kết quả tìm kiếm (SERP) bao gồm danh sách trả tiền, danh sách quảng cáo, dánh sách trả tiền theo click và danh sách tìm kiếm miễn phí.


Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiềm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của khách viếng thăm đến trang. SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự án tiếp thị và có thể rất hiệu quả ở giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn thiết kế website. Hiện nay, nhận thức của người quản trị website tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhận biết việc tối ưu hóa website để các máy tìm kiếm trỏ tới rất ít. Người sử dụng không ý thức được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa website, hoặc làm các phương thức để các máy tìm kiếm trỏ đến. Hiện trên mạng Internet có 3 công cụ tìm kiếm hữu hiệu nhất và phổ biến nhất như Google , Yahoo , Bing.




SEO có thể coi như là một kỹ thuật, một bí quyết thực sự đối với mỗi người quản trị, xây dựng website hay đơn thuần là người làm trong lĩnh vực truyền thông.

Theo kết quả nghiên cứu của công ty Comscore đưa ra con số thống kê vào tháng 6/2008 thì kết quả tìm kiếm mà Goolge tìm được là 69%, Yahoo 19%, MSN live 5.4%. Như vậy kết quả tìm kiếm của 3 công cụ này chiếm tới 95% kết quả tìm được. Do đó khi quảng bá website thông qua công cụ tìm kiếm thì người tìm kiếm thông tin thường tìm đến 3 công ty này để được hỗ trợ. Trong đó, Google có chương trình gọi là Adwords, Yahoo thì có Sponsor Search và MSN (Microsoft ) thì có Adcenter.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Cài đặt Google Webmaster Tools


Nhiều webmaster có tâm lý tin theo những gì Google trình bày về giải pháp Marketing trên các công cụ tìm kiếm. Điều này cũng hợp lý vì Google chiếm một thị phần không nhỏ nếu không muốn nói là "ông trùm" trong thế giới tìm kiếm. Trong chiến lược SEO của mình, việc tìm hiểu những điều website của mình được cho phép, khuyến khích và không được cho phép bởi Google là một điều tất yếu.
Thật may mắn là với Google Webmaster Tools, webmaster có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian nghiên cứu của mình để tập trung tìm kiếm và chỉnh sửa website thích hợp và dễ dàng. Công cụ này là một trong những công cụ theo dõi và bổ trợ phát triển website tốt nhất hiện nay để quảng cáo google được rất nhiều webmaster tin dùng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng hướng dẫn các bạn làm chủ công cụ này để tiến hành công việc SEO của mình hiệu quả hơn. Cũng cần nhắc lại là Google Webmaster Tools chỉ là một công cụ tham khảo chứ không phải là tất cả những gì Google cung cấp cũng như có yếu tố quyết định tiên quyết. Việc phát triển website đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu sự quản trị bằng đầu óc của bạn.

Setup Google Webmaster Tools

Để cài đặt Google Webmaster Tools bạn cần có một tài khoản Google, mình nghĩ việc đăng ký một tài khoản Google đối với một webmaster có lẽ là việc không quá khó khăn nên sẽ không nói về phần này nữa nhé. Một khi đã có tài khoản Google, bạn có thể bắt đầu công việc cài đặt Google Webmaster Tools bằng cacbs truy cập và đăng nhập vào công cụ này bằng cách truy cập vào trang chủ Google Webmaster Tools.
Sau khi đăng nhập, bạn có thể thêm website của mình vào danh sách các website quản trị theo hình dưới đây:
Một vài bạn sẽ đưa ra câu hỏi rằng chúng ta nên thêm một URL có WWW hay non-WWW ? Câu trả lời là cái nào cũng được. Trước đây, chúng ta có sự phân biệt về 2 URL bởi Google cho rằng 2 URL này là khác nhau. Tuy nhiên, hiện Google Webmaster đã có thể đồng nhất được 2 kết quả trả về từ 2 URL này như một bởi một phần tùy chỉnh mà mình sẽ nói đến trong bài viết sau.

Xác nhận chủ quyền Website

Đây là việc bắt buộc phải làm để Google biết rằng bạn là chủ nhân thực sự của website nhằm đưa ra những kết quả. Nếu bạn không verify tài khoản của mình với website, các số liệu sẽ không được cung cấp cho bạn.
Hiện Google Webmaster Tools cung cấp 3 hình thức xác nhận chủ quyền website:
  1. Hoặc bạn thêm một đoạn thẻ Meta được Google Webmaster Tools cung cấp vào phần header của website.
  2. Hoặc bạn upload một file HTML lên Webroot để xác định bạn là chủ nhân của Hosting mà website đang chạy.
  3. Hoặc bạn bổ sung một DNS record để xác nhận bạn là chủ nhân của Domain được sử dụng.
Nhìn chung cả 3 hình thức này đều có giá trị ngang nhau. Nếu bạn sử dụng nhiều file HTML có header riêng biệt hoặc thường xuyên thay đổi giao diện thì hình thức thứ 2 có vẻ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn. Nếu không bạn có thể chọn hình thức thức nhất. Riêng hình thức thứ 3 khá rối đối với các bạn chưa có kinh nghiệm quản trị domain. Hình thức thứ 3 cũng tiêu tốn của bạn một thời gian nhất định để DNS cập nhật lại, để nhanh chóng tôi thường chọn cách thứ nhất hoặc thứ hai cho lẹ :D .
Sau khi lựa chọn một hình thức thích hợp cho mình, bạn làm theo hướng dẫn được Google Webmaster Tools cung cấp tương ứng với hình thức ấy và nhấn vào nút Verifyđể xác nhận bạn là chủ nhân thực sự của website. Nếu không có vấn đề gì xảy ra, website của bạn sẽ được Verified và bạn có thể nhìn thấy các thông số liên quan đến website của mình.

Dashboard

Sau khi xác nhận chủ quyền website, webmaster có thể tìm thấy phần thông tin này.
Đây là phần thông tin thống kê cơ bản nhất về một số tính năng cũng như những gì đang nổi bật trên website của bạn. Phần thống kê này là một trang thu nhỏ của các tiện ích của công cụ trong webmaster tools. Một khi nhìn thấy phần thông tin này nghĩa là việc setup của bạn đã hoàn tất.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Các cách làm SEO tốt nhất hiện nay cho webiste

Google là một trong những công cụ tìm kiếm thông minh và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Quy trình SEO, cách làm seo hiệu quả một website lên top Google gồm những bước như thế nào? Có khá rất nhiều bạn còn thắc mắc về vấn đề này. Sau đây mình xin tổng hợp lại quy trình SEO cho một Website để các bạn mới tìm hiểu về SEO và các SEOer học hỏi lẫn nhau.

Những quy trình SEO hiệu quả và các cách làm SEO tốt nhất hiện nay

I. SEO On-page (SEO Onpage là một phần quan trọng trong một quy trình SEO).

Seo Onpage Optimization: Seo Onpage là quá trình tối ưu hóa Website và nội dung các trang trong Website nhằm giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các SE. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi làm SEO vì các SE sẽ đánh giá cao trang web của bạn và gia tăng vị trí xếp hạng trên các SERPs nếu bạn thực hiện Onpage tốt:

+ Xác định xem mục đích, đối tượng mình đang làm về cái gì, cung cấp dịch vụ gì hay chỉ là làm theo ý thích cá nhân.

Nghiên cứu Domain, hosting: Có được domain trùng với từ khóa hay mục đích bạn cần SEO sẽ dễ dàng SEO hơn rất nhiều. Bạn phải giữ cho hosting của mình thật tốt không nên ngừng bất cứ lúc nào vì các bọ tìm kiếm khi vào website mà không thấy hoạt động nó sẽ đánh giá thấp.

Tạo thẻ title, thẻ meta Decription dễ hiểu miêu tả đúng nội dung mục đích đối tượng trang web bạn đang cần SEO. Đặt từ khóa quan trọng nằm ở vị trí đầu tiên vì Google hiển thị từ 60 đến 70 ký tự đầu tiên của tiêu đề trong trang kết quả tìm kiếm. Nếu tiêu đè bài viết của bạn dài quá 70 ký tự, Google sẽ cắt bớt.

Nghiên cứu Keywords (từ khóa) hiển thị trên GG. Xác định xem mình cung cấp dịch vụ gì, SEO trên Google.com ( quốc tế) hay Google.com.vn ( tại Việt Nam). Hoặc các bạn SEO theo từng nước khác nhau cũng nên tìm hiểu qua qua trước nhé.

Các thẻ meta từ khoá, HTML hợp lệ (Tuân thủ 3WC), Robot.txt, Sitemap, thẻ Tags, anchor text ….tóm tắt nội dụng bài viết, cố gắng đưa từ khóa lên đầu là tốt nhất.

In đậm các từ khóa để làm tăng sự nổi bật từ khóa, từ khóa đầu tiên chèn link trỏ về chính nó. Mật độ từ khóa chính trong bài viết từ 3-5 từ khóa. Mỗi website đều có ít nhất 5-10 từ khóa chính mô tả chính xác nội dung website, và các từ khóa phụ sinh ra từ các cụm từ khóa chính.

Sử dụng thuộc tính Alt hiển thị hình ảnh giúp tìm kiếm dễ hơn và dễ SEO cho cả hình ảnh nếu bạn nào quan tâm tới SEO trên hình ảnh. Có rất nhiều các yếu tố khác trong kỹ thuật SEO hình ảnh. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình và rất nhiều SEOer khác thì thuộc tính ALT là một trong những thuộc tính quan trọng.

Link liên kết phải chuẩn, thân thiện, tránh những ký tự đặc biệt và quan trọng là link phải bao gồm từ khóa. Hạn chế link liên kết sâu (Deeplink – Liên kết sâu) trong website của bạn.

Sử dụng Tools để phân tích từ khóa, kiểm tra thứ hạng( ở đây các bạn có thể dùng GG Webmaster Tools để kiểm tra và so sánh là tốt nhất, vì đây là công cụ của chính thằng Google, nơi mà các bạn thực hiện ý tưởng và làm ăn trên đó. Tại VN theo mình biết có đến hơn 80% người dân VN tìm kiếm trên GG).

Nghiên cứu các đối thủ của mình, xem họ làm ăn ra sao, có các thủ thuật gì (cái này cũng tùy thuộc vào sự nhanh nhạy của bạn và bạn nắm bắt đc vấn đề ra sao).

Liên kết trên trang hay External link SEO (liên kết nội bộ). Tạo dựng các liên kết nội bộ giữa các bài viết liên quan. Tạo dựng được các liên kết tốt với các bài viết liên quan khác sẽ giúp website của bạn có nhiều cơ hội thành công trong việc gia tăng thứ hạng trên các máy tìm kiếm cũng như có thể tạo sự thuận lợi cho khách thăm. Bởi cỗ máy tìm kiếm như Google có thể nhận biết được mối liên hệ giữa nội dung bài viết và các liên kết, nên liên kết nội bộ trên website còn thực hiện nhiệm vụ định hướng cho khách thăm website cũng như cho cả các máy tìm kiếm.

Google Suggestion là gì, tìm hiểu nó trước rồi các bạn sẽ hiểu vì sao SEOer lại quan tâm đến vấn đề này. Nó rất hữu ích cho người dùng tìm kiếm thông tin.(Theo mình hiểu nôm na Google Suggestion là các gợi ý theo thời gian thực để hoàn tất truy vấn của bạn khi bạn nhập thông tin vào hộp tìm kiếm. Một trong những nhân tố trong thuật toán quyết định từ khóa nào được đưa vào gợi ý là phụ thuộc vào tần suất nó được người dùng tìm kiếm. Google Suggest đưa ra tối đa mười gợi ý, gợi ý nào ở trên vị trí càng cao, có nghĩa gợi ý đó càng phổ biến.)

Tóm lại: SEO Onpage là phần quan trọng trong một quy trình Seo. Hãy tối ưu trang web bạn bằng những phương pháp tốt nhất để chiến dịch SEO theo quy trình này của bạn đạt được kết quả mong muốn.

II. SEO Off-Page.

SEO OffPage Optimization: là công việc thực hiện bên ngoài trang website, không thực hiện thủ thuật tối ưu trên trang web. Để cải thiện thứ hạng SEO của website trong bảng xếp hạng và khả năng tiếp cận website của khách hàng . SEO Offpage tập trung vào xây dựng backlinks và phát triển SOCIAL MEDIA MARKETING, điều bạn cần là xây dựng các liên kết trỏ đến website mình, việc này được định nghĩa là link-building (xây dựng liên kết), có vẻ như đây là điều dễ dàng nếu bạn có những nguồn link tốt, link trỏ đến từ các trang có PR càng cao, độ tin cậy và thứ hạng của bạn cũng theo tỉ lệ thuận. Tuy nhiên, nên lưu ý đến việc các link trỏ về này có rel là nofollow (hoặc external nofollow) hay không. Nếu link trỏ đến có rel là nofollow thì việc xây dựng liên kết từ trang đó gần như vô nghĩa ( hay ít ra thì cũng tốt cho việc Marketing).

Trong lĩnh vực SEO, việc phát triển các liên kết, tạo dựng các mối liên hệ trên cộng đồng mạng (SEO Off Page) có rất nhiều yếu tố quan trọng cần chý ý tới để có thể giúp website của bạn có được thứ hạng cao trên các cỗ máy tìm kiếm một các dễ dàng hơn. Hãy đảm bảo rằng trang web của bạn có một sự hấp dẫn nào đó mà những người khác sẽ được quan tâm để liên kết với bạn. Và theo mình biết ở Việt Nam các SEOer thực hiện Off-page SEO thường chủ yếu qua các Forum và Rao vặt.

Còn các mạng xã hội sau này mới phát triển, các SEOer cũng tìm được cách SEO cho riêng mình. Nhiều bạn cũng có kết quả rất tốt, các bạn có thể tự tìm hiểu thêm ^^.

- Trao đổi liên kết với các site có cùng chủ đề, PR cao và các diễn đàn có boot vào nhiều để website có độ index nhanh hơn, điều này cũng rất quan trọng vì nó mang lại hiệu quả cao.

- Tìm kiếm các Forums, Website, Wiki, Mạng xã hội, trang tin tức nhanh…để làm tăng độ trust website, tìm kiếm các nội dung liên quan tới vấn đề mình đang cần SEO. Hay bạn nào lười có thể sử dụng tools SEO để tìm kiếm các link forums đứng top từ khóa mình seo dễ hơn.

PR-Page Ranks: Như bạn đã biết Google có thang điểm 10 để đánh giá page rank của một website. PR càng cao, website càng tốt (trong khi đó chỉ số alexa càng nhỏ càng tốt nhé). Nhưng bây giờ các SEOer không còn mấy quan tâm đến vấn đề này nữa, chỉ vì cụ tổ Google thời gian gần đây rất thất thường, một số Website có tên tuổi hay lâu năm bị đánh PR thụt xuống trong khi đó các Website mới lại lại nhảy PR rất cao. Điều này gây ra ít nhiều bức xúc và có phần ức chế với các SEOer chân chính ngày đêm cày cuốc ^^. Một số bạn lại cho rằng PR rất quan trọng, theo mình nghĩ tùy cách hiểu của từng SEOer khác nhau nên có nhiều cách nghĩ và cách làm khác nhau. ( Chú ý nữa là PR quan trọng khi các bạn trao đổi liên kết giữa các Website với nhau nhé, bao giờ cũng hỏi và ít khi có chuyện site Pr6-7 là trao đổi với site có PR 0-1. Lý do thì vô vàn….).

Nội dung không được trùng lặp: Bạn phải tự viết nội dung của mình không nên sao chép từ bất kỳ các website khác rồi paste qua website của mình vì google có bộ lọc nội dung rất tốt có thể phát hiện và bạn sẽ bị trừ điểm đó.

- Bạn muốn biết những vị khách ghé thăm website của bạn đến từ quốc gia nào? Thời gian là bao lâu? Vấn đề (nội dung) quan tâm nhất trên website của bạn là gì?… Bạn sẽ có câu trả lời với Google Analytics. Sử dụng Google analytics để phân tích và tìm kiếm thông tin chuẩn xác nhất. Hãy đăng ký ngay một tài khoản Google analytics và tìm hiểu nhé các bạn.Ngoài ra các bạn có thể sử dụng Google tools để check backlinktheo dõinguồn backlink của website bạn và các site khác như thế nào, từ đó tự rút ra được cái gì cần phải học hỏi và áp dụng ngay.

- Domain Age (Tuổi domain): Tuổi domain cũng là một yếu tố để Google đánh giá ranking của một trang web. Tuổi domain ở đây có thể hiểu là thời gian domain được đăng ký nhưng xin bạn lưu ý một điều là nếu website của bạn thay đổi nội dung liên tục, Google sẽ không đánh giá tốt website của bạn.

Back Links To Domain (liên kết link đến domain): Khi bạn xây dựng các liên kết (back link) ngoài việc liên kết đến từng trang cụ thể, bạn còn có những liên kết đến trang chủ. Những liên kết này thường được đánh giá cao nhưng ứng với mỗi anchor text khác nhau mình nghĩ nên liên kết đến từng trang cụ thể trong website sẽ tốt hơn. Đặc biệt liên kết từ domain.edu hay .gov Google sẽ đánh giá cao các liên kết đến những trang này.

Bắt đầu một Blog và viết thú vị, độc đáo về các vấn đề của bạn, sản phẩm, tin tức và các trang web khác trong cộng đồng của bạn. Bình luận trên các trang web khác với ý kiến hữu ích, có liên quan và có giá trị. Tham gia vào diễn đàn để tìm hiểu những gì khách hàng tiềm năng của bạn nghĩ là quan trọng.

Tận dụng các Mạng xã hội phát triển nhất hiện nay để SEO: Lựa chọn một cái tên thật hay và ấn tượng. Bạn hãy kiếm một cái tên sao cho thật thu hút, hơi lạ và phải có một chút hướng với mục tiêu mà bạn đề ra. Chẳng hạn bạn đang làm dịch vụ seo bạn cũng có thể liên tưởng đến cái tên Seomaster hay Seopro như vậy bạn sẽ có cơ hội thu hút một lượng truy cập rất lớn thông qua các tên này.

Không nên sử dụng kỹ thuật xấu cho website: Khi làm seo không nên sử dụng những kỹ thuật đen tối nhằm tăng thứ hạng một cách nhanh chóng mà hãy làm một các tự nhiên như vậy về mặt lâu dài sẽ tốt cho website của mình. (Cái này cũng tùy vào từng SEOer và mục đích làm ăn như nào nhé).

Sử dụng GG Adwords: Nhiều người nhầm tưởng rằng khi mình dùng quảng cáo GA là có thể thúc đẩy website có thứ hạng cao một cách nhanh chóng, trên thực tế không phải vậy nó có thể làm cho bạn tốn chi phí rất nhiều mà không làm gia tăng thứ hạng cho từ khóa, mà còn làm kinh phí của bạn tăng lên một cách vô ích. Tuy nhiên nếu bạn có tiềm lực về kinh tế thì bạn nên kết hợp cả 2( tự SEO và chạy GA), điều này cũng cực kỳ tốt cho website của bạn.

+ Khi bạn đã có chút thành công, đã chạm tới đỉnh cao thì cần chú ý duy trì SEO. Đảm bảo Website của bạn vẫn tiếp tục duy trì và phát triển thứ hạng, thu hút nhiều khách ghé thăm hơn và qua đó thu được lợi nhuận lớn hơn. Sẽ là không đủ nếu bạn chỉ làm những công việc tối ưu hoá cho nó, rồi ngồi chờ cho thứ hạng cứ mãi ở trên cao. Bạn cần quan tâm tới các sự cố khi mình SEO rất có thể sẽ gặp phải như: Google Sanbox, Google Dance, Google Penalty…

Trên đây là các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thứ hạng website, và cũng là quy trình, cách làm SEO hiệu quả. Một số yếu tố đã không còn quan trọng lắm. Có thể một số yếu tố nào đó mình quên chưa cập nhật, mong bạn đọc bổ xung và thảo luận.

Quản trị Website và những công việc cần thiết

Quản trị website là công việc mà các công ty/ tổ chức/ cá nhân phải làm sau khi đơn vị thiết kế website hoàn thành việc xây dựng website. Công việc quản trị website bao gồm :
  • Xây dựng nội dung cho website: sau khi đơn vị thiết kế website bàn giao cho khách hàng, dữ liệu trên website thường là dữ liệu có tính chất demo, chứ không phải dữ liệu thật mà công ty/ tổ chức muốn truyền tải tới người xem. Vì vậy sau khi tiếp nhập website, người quản trị website phải xây dựng nội dung cho website: viết bài giới thiệu công ty, cập nhật thông tin liên hệ, đưa thông tin về các sản phẩm/ dịch vụ/ tin tức của công ty lên website.
  • Quảng bá website: đây cũng là một công việc của quản trị website. Một website dù có tốt đến đâu, được chăm sóc kỹ đến đâu mà không có người truy cập. Thì website đó cũng không thể mang lại hiệu quả. Vì vậy, người quản trị website còn có công việc là quảng bá website để nhiều người biết tới. Có thể là: quảng bá website trên diễn đàn/ site rao vặt, quảng bá website qua nick yahoo, quảng bá website qua email,…
  • Thường xuyên cập nhật nội dung cho website: một website thường xuyên được cập nhật nội dung (thông tin, hình ảnh, tin tức,…) sẽ hấp dẫn người xem. Và được người xem đánh giá cao. Việc thường xuyên cập nhật nội dung cho website sẽ giúp website có nhiều người truy cập hơn. Từ đó, công ty/ tổ chức sẽ có thêm nhiều khách hàng/ đối tác từ website hơn.
  • Tối ưu website: có thể là tối ưu hình ảnh cho website chạy nhanh hơn. Hay tối ưu website, giúp tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo,… Việc tối ưu website mang lại nhiều lợi ích, giúp công ty/ tổ chức có thêm nhiều khách hàng hơn. Đồng thời nâng cao thương hiệu của công ty.
  • Check lỗi website: sau một thời gian hoạt động, một số lỗi có thể phát sinh trên website như: hình ảnh bị mât, link bị lỗi, bị spam tin nhắn qua website,… Người quản trị phải thường xuyên check và sửa các lỗi này để người truy cập website không gặp lỗi. Một website có nhiều lỗi là website kém chất lượng. Khách hàng có thể tham khảo điều đó để quyết định có hợp tác với công ty/ tổ chức đó hay không.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu Quản trị website là gì  và vai trò của công việc quản trị website trong việc giúp website mang lại hiệu quả.